Cách lắp đặt chính xác của Van Giảm Áp (cach-lap-dat-chinh-xac-cua-van-giam-ap)

Chỉ có một quy tắc để lắp đặt Van giảm áp một cách chính xác, và đó là hướng dẫn cho vị trí lắp đặt của Máy đo lưu lượng sóng siêu âm. Như bạn có thể đã biết, vị trí và điều kiện lắp đặt cho Máy đo lưu lượng sóng siêu âm khá khó khăn và thông tin dưới đây để cho bạn tham khảo lắp đặt nó đúng cách.

Hầu hết thiết bị và máy móc công nghiệp ở Hàn Quốc được đăng kí tại KS (Tiêu chuẩn công nghiệp Hàn Quốc), và những tiêu chuẩn này đã giải thích chi tiết nhất có thể về nguyên vật liệu, kích thước và cách lắp đặt. Tuy nhiên, một số sản phẩm phức tạp không thể đăng kí và tuân theo những tiêu chuẩn công nghiệp như thế này, khách hàng có nghĩa vụ cung cấp những thông tin đáng tin cậy và cần thiết cho việc lắp đặt sản phẩm.

Tuy nhiên, Van giảm áp có một điểm kì lạ. Mặc dù nó là loại van phải được sử dụng trong hầu hết khu vực hay cơ sở vật chất, nhưng những tiêu chuẩn liên quan về việc lắp đặt nó vẫn không được tìm thấy. Nói cách khác, nó chỉ có thể dựa trên tiêu chuẩn chi tiết mà nhà sản xuất cung cấp. Vậy nên, trong bài viết này chúng ta nói về cách lắp đặt chính xác của Van giảm áp.

  1. Tiêu chuẩn vị trí lắp đặt trong những trường hợp chung

Hầu hết những yêu cầu chúng tôi nhận được từ khách hàng trong quá trình sản xuất Van giảm áp là:

“Khoảng cách bao nhiêu cần được sử dụng ở đầu vào và đầu ra khi lắp đặt Van giảm áp”

Khi tôi được hỏi: ‘Khoảng cách bao xa để những bộ phận khác có thể ảnh hưởng trực tiếp đến dòng chảy nước, Ví dụ: Van cổng & Ống co ở ngay phía trước Van giảm áp, Van vẫn có thể hoạt động tốt chứ?

Thậm chí nếu bạn tham khảo các tiêu chuẩn trên toàn thế giới, sẽ không có tiêu chuẩn nào thực sự phù hợp cho trường hợp này.

Tuy nhiên, có một quy tắc có thể được áp dụng và đó là hướng dẫn cho vị trí cài đặt của Máy đo lưu lượng sóng siêu âm.

Như bạn biết, các vị trí và điều kiện lắp đặt của Máy đo lưu lượng sóng siêu âm là khá khó khăn, và thông tin dưới đây dành cho bạn tham khảo.

“Một xoáy nước được tạo ra ở phía trước và ngay đoạn sau cùng của Ống Co, Van cổng… Máy đo lưu lượng sóng siêu âm không nên lắp đặt ở những vị trí này.

Nó được khuyên rằng vị trí lắp đặt nên là khoảng cách gấp 5 lần đường kính ống (5D) cho vị trí nối phía trước của máy đo lưu lượng và 3 lần đường kính ống (3D) cho vị trí nối phía sau của máy đo lưu lượng.

Những khoảng cách này là cũng là nơi mà xoáy nước có thể trở thành dòng chảy ổn định bình thường”

Từ gợi ý trên, cụm từ 5D từ vị trí khớp nối đầu và 3D từ vị trí khớp nối cuối trở nên thịnh hành trong ngành công nghiệp van. Trong thực tế, nếu bạn hỏi nhà cung cấp van rằng:

‘Tôi có thể lắp đặt van cổng trực tiếp vào khớp nối đầu hoặc sau của van giảm áp không?’

Hầu hết họ sẽ bày tỏ thái độ không hài lòng và nói về 5D3D. (điều đó là đúng, tuy nhiên để bảo trì tốt hơn, bạn nên có thêm khoảng cách để cài đặt nếu có thể)

http://www.balem.co.kr/bbs/board.php?bo_table=gallery

https://balemvina.com/san-pham/pressure-reducing-valve-model-132-010/

  1. Tiêu chuẩn sơ đồ lắp đặt của Van Giảm Áp

Tất cả các loại van điều khiển cũng như van giảm áp phải được lắp đặt bởi hệ thống ống đường vòng và Van cổng phải được lắp đặt cho mục đích bảo trì. Một van lọc y cũng phải được lắp đặt ở ngay khớp nối trước của van giảm áp để bảo vệ van khỏi những vật thể lạ trong đường ống.

  • Kiểu lắp đặt chung 

cach-lap-dat-chinh-xac-cua-van-giam-ap

Không có phần đặc biệt nào đáng để chú ý. Chỉ cần lắp đặt đúng như theo bản vẽ.

Đặc biệt là, thậm chí đã có sẵn một máy đo áp lực được lắp đặt trên van, phải chắc chắn rằng máy đo áp lực khác vẫn phải được lắp đặt trên đường ống chính.

Bởi vì thường có những khác biệt giữa áp lực thấy được từ van và áp lực thấy được từ đường ống.

  • Kiểu lắp đặt theo dãy (lắp đặt nhiều tầng)

cach-lap-dat-chinh-xac-cua-van-giam-ap

Đây là kiểu lắp đặt mà tôi không bao giờ khuyên bạn nên lắp đặt. Khi áp lực không thể được giảm ở mức phù hợp với 1 van giảm áp, chúng ta có thể lắp đặt 2 van giảm áp theo dãy như trên bản vẽ. Tuy nhiên, nó gây nên hiện tượng rung-lắc với xác suất cao. Trong bản vẽ có ghi chú rằng 10M là khoảng cách mà 2 van nên được lắp đặt cách xa nhau và nó nên là xa nhất có thể, nhưng trong thực tế van thường được lắp đặt gần nhau.

  • Kiểu lắp đặt song song 

cach-lap-dat-chinh-xac-cua-van-giam-ap

Đây là kiểu lắp đặt mà Van giảm áp được lắp đặt song song trên 2 đường ống hay còn được gọi là thủ thuật mạnh nhất(?) giữa tất cả các loại Van giảm áp cơ học. Sự kết hợp này có thể giúp van dễ dàng giải quyết cả 2 trường hợp khi tỷ lệ dòng chảy là rất nhỏ hoặc khi tỷ lệ dòng chảy là rất lớn.

Điều này có thể xảy ra, Ví dụ khi đặc tính dòng chảy sử dụng của một khu vực là quá nghiêng về một phía,

Chỉ sử dụng cho khu dân cư, chỉ sử dụng cho cụm chung cư, chỉ cho cuộc sống về đêm… đại loại như vậy.

Nếu đặc tính của nhu cầu sử dụng nước trong khu vực được trộn lẫn đều, van giảm áp có thể làm việc tốt bởi vì thời gian nhu cầu sử dụng nước cao được phân tán. Nhưng nếu đặc tính của nhu cầu sử dụng nước ở khu vực là quá nghiêng về một phía, tỷ lệ dòng chảy gián đoạn sẽ là rất lớn giữa khoảng thời gian nhu cầu sử dụng cao và thời gian nhu cầu sử dụng thấp

Khi lắp đặt van giảm áp với đường kính lớn, nó sẽ gặp khó khăn khi kiểm soát vào khoảng thời gian nhu cầu lưu lượng dòng chảy thấp. Và khi lắp đặt van giảm áp với đường kính nhỏ, tình trạng thiếu hụt nước trong khoảng thời gian nhu cầu lưu lượng dòng chảy cao sẽ xảy ra.

“Trong trường hợp này hầu hết vấn đề sẽ được giải quyết bằng cách lắp đặt Van giảm áp theo cách lắp đặt trên đường ống song song như trên bản vẽ.

Van giảm áp có đường kính ống lớn được lắp đặt để giảm áp lực được cung cấp trong khoảng thời gian nhu cầu dòng chảy cao.

Van giảm áp có đường kính nhỏ được lắp đặt để tăng áp lực cung cấp trong khoảng thời gian nhu cầu dòng chảy thấp”

Ví dụ: Khi áp lực cài đặt van đường kính lớn là 2kgf/cm2, van đường kính nhỏ là 2.5kgf/cm2

  • Khi tỷ lệ dòng chảy cao: Van đường kính lớn mở rộng và kiểm soát, van đường kính nhỏ mở hoàn toàn (mở hoàn toàn dựa trên thiếu hụt dòng chảy của chính nó)
  • Khi tỷ lệ dòng chảy thấp: Van đường kính lớn đóng hoàn toàn (tự động đóng vì áp lực đầu ra là lớn hơn áp lực cài đặt), chỉ có van đường kính nhỏ được mở và kiểm soát.
  1. Những điểm cần lưu ý sau khi lắp đặt van giảm áp
  • Lần vận hành đầu tiên 

Đừng mở tất cả nước vào van một lúc giống như mở vòi nước. Nước nên được đưa vào ống trong khi dần loại bỏ không khí ở trong ống. Sai sót trong việc kiểm soát quá trình này có thể dẫn đến sự cố van giảm áp, mất khả năng kiểm soát, và xa hơn là có thể gây thiệt hại đường ống phía dưới.

  • Rung-Lắc (Rung-Lắc do áp lực) 

Nó có nghĩa rằng áp lực trong đường ống được tạo thành dạng sóng trong một chu kì thời gian nhất định trong khi van lặp lại công việc đóng mở trong thời gian ngắn. Đây không phải là một sự cố của van, nó giống như là một lỗi thiết kế. Đặc biệt, nếu đường kính van là quá lớn so sánh với dòng chảy thực tế, thì sẽ có khả năng rất cao xảy ra Rung-Lắc. Nếu bạn may mắn, bạn có thể giải quyết vấn đề này bằng cách chỉnh lại tốc độ kiểm soát của van, nhưng nếu không (Nếu điều kiện là quá tệ) thì bạn phải lắp đặt một hệ thống đường ống song song như mục 2-3.

  • Hiện tượng xâm thực 

Đây là hiện tượng mà nước được bốc hơi bên trong van khi tỷ lệ áp lực giảm xuống (Từ đầu vào đến đầu ra) là quá lớn. Điều này gây nên một loạt các vấn đề như Tiếng ồn chói tai, đường ống Rung-Lắc mạnh và nước bị chuyển màu trắng xóa. Đây là những vấn đề rất nguy hiểm và cần những hành động khẩn cấp. Như đã nêu ở mục 2-2, nó là cần thiết để giảm tỷ lệ áp lực bằng cách lắp đặt thêm van giảm áp hoặc lắp đặt van ở vị trí khác phù hợp hơn.

1 bình luận về “Cách lắp đặt chính xác của Van Giảm Áp (cach-lap-dat-chinh-xac-cua-van-giam-ap)

  1. Pingback: Vấn đề của van giảm áp (van-de-cua-van-giam-ap) - BALEM VINA

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *