Các vấn đề của van giảm áp (van-de-cua-van-giam-ap)
1. Hiện tượng va đập
Như đã nhắc đến ở bài viết Lựa chọn kích thước chính xác cho van giảm áp:
Nó chủ yếu xảy ra khi kích thước đường kính van được lắp đặt là quá lớn.
Nói cách khác, nếu tỷ lệ dòng chảy gần bằng 0 và được kiểm soát bởi một van với đường kính quá lớn, van sẽ lặp lại việc đóng và mở nhanh chóng.
Và để điều chỉnh áp lực đầu ra theo giá trị cài đặt, van phải được đóng dần, nhưng vì độ mở của van là quá thấp, van hầu như đóng và lượng nước đến đầu ra sẽ giảm nhanh chóng.
Nếu tỷ lệ dòng chảy bắt đầu tăng và van được mở nhanh chóng, quá nhiều nước sẽ chảy qua và áp lực đầu ra sẽ tăng lên nhanh chóng. Và tình trạng này được lặp đi lặp lại và sau cùng van đóng và mở liên tục theo một chu kì thời gian.
Thật ngạc nhiên rằng tình trạng này là phổ biến trong các ứng dụng thực tế.
Một ví dụ đặc trưng là một van giảm áp được lắp đặt trong một khu dân cư mà vẫn chưa có nhiều người ở.
Nếu bạn không may, van giảm áp chỉ kiểm soát lượng nước của một vòi nước hoặc ít hơn thế, nếu đường kính của van là quá lớn, điều đó sẽ không dễ dàng để kiểm soát hoàn toàn.
Thêm vào đó, khi van hoàn toàn đóng, áp lực đóng sẽ được tác động tới đầu vào và tạo nên một áp lực lớn hơn bình thường.
Qua quá trình này, Rung-lắc mạnh và áp lực lớn được tạo nên trên toàn đường ống cài đặt van. Đó là nguyên do chính gây nên thiệt hại đường ống.
Ghi chú: nó có một chút khác biệt so với hiện tượng rung-lắc do áp lực. Nếu rung lắc được tạo nên bởi việc kiểm soát độ nhạy của van giảm áp, thì hiện tượng va đập lại được tạo nên bởi việc lựa chọn đường kính van chưa phù hợp.
2. Hiện tượng xâm thực
Mặc dù hiện tượng xâm thực được biết đến khi thường xảy ra trên phần cánh quạt của máy bơm hay phần chân vịt của tàu.
Nó còn được biết rằng hiện tượng xâm thực cũng xảy ra trong van và gây thiệt hại trực tiếp đến van và đường ống. Hầu hết xâm thực xảy ra ở van giảm áp, và nó xảy ra khi tỷ lệ áp lực giảm là quá lớn.
Ví dụ, nếu áp lực đầu vào là 10 bar, và nó được giảm xuống 2 bar ở đầu ra, sẽ xảy ra hiện tượng xâm thực. (5:1)
Thực tế, mỗi công ty van đều công bố tỷ lệ áp lực tối đa được giảm mà không gây nên tình trạng xâm thực, và mặc dù có một vài khác biệt, có thể là 3.5 : 1, tới 4 : 1, và nếu có thể mức giảm áp từ 3 : 1 được khuyến nghị.
“Đây là hiện tượng xảy ra ở giữa quá trình trong giai đoạn thay đổi tính chất của nước. Khi nước đi qua chân van với tốc độ cao, áp lực được giảm thiểu đám kể và nước sẽ chuyển thành dạng hơi ở nhiệt độ trong đường ống.
Tất nhiên không phải tất cả nước đều chuyển thành dạng hơi, và nhiều bong bóng nhỏ được tạo nên và trở lại thành nước khi vỡ ra ngay sau khi đi qua chân van.
Hiện tượng này được gọi là hiện tượng xâm thực, Sự tạo nên bong bóng và dòng chảy của những bong bóng này tạo nên tiếng ồn rất chói tai trong đường ống, và chuỗi vỡ bong bóng trực tiếp ảnh hưởng đến phía trong van cùng với rung lắc đường ống.
Từ những hiện tượng này gây nên việc giảm tuổi thọ của van”
Nếu nhìn vào biểu đồ giai đoạn của nước,
Nó có thể dễ dàng chuyển sang dạng khí và lỏng dựa trên môi trường bao quanh, thậm chí khi đang ở nhiệt độ bình thường trong phòng.
Nếu hiện tượng xâm thực xảy ra, nó có thể được thấy khi các đường ống và van bị phá hủy một cách nhanh chóng, nó có thể được ngăn chặn và giảm bớt bằng cách giảm tỷ lệ chênh lệch áp lực hay lắp đặt thêm một thiết bị đệm.
Những thiết bị tiêu biểu bao gồm Cổng-V và cổng-U.
Nó là phương thức của việc giảm vận tốc của chất lỏng bằng cách làm chặn bớt lưu lượng dòng chảy qua chân van hay bộ phận mà nước chảy qua.
Đây là một phương pháp cổ điển, hiệu quả của nó cũng đủ để ngăn ngừa xâm thực, nhưng nếu sự chênh lệch áp lực giảm xuống là quá lớn, không thể giải quyết đc vấn đề này chỉ với việc lắp đặt thêm cổng.
Vì vậy, chúng ta không nên quên rằng cách tốt nhất để tránh hiện tượng xâm thực đó là luôn luôn duy trì tỷ lệ chênh lệch áp giảm xuống trong phạm vi an toàn.